Dị ứng da mặt bao lâu thì khỏi? Giải pháp làm giảm tình trạng da ửng đỏ

Dị ứng da mặt bao lâu thì khỏi? Giải pháp làm giảm tình trạng da ửng đỏ
VIETSKIN

Dị ứng da mặt bao lâu thì khỏi? Dị ứng da mặt có tự khỏi không? Đó là thắc mắc của nhiều người khi da mặt bị dị ứng gây ngứa rát khó chịu, giảm khả năng giao tiếp vì mặt ửng đỏ. Hãy cũng VietSkin tìm lời giải đáp cho các câu hỏi trên qua bài viết sau.

Dị ứng da mặt là gì?

Dị ứng da mặt là gì?

Dị ứng da mặt là hiện tượng da mặt xuất hiện sẩn đỏ, mề đay, phát ban, mụn viêm,… khi tiếp xúc với tác nhân dị ứng từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể. 

So với những vùng da trên cơ thể, da mặt thường mỏng và có độ nhạy cảm cao. Chính vì vậy vùng da này rất dễ mẫn cảm và dị ứng khi tiếp xúc với các tác nhân kích thích.

Phần lớn các trường hợp dị ứng da mặt đều chỉ xảy ra khu trú ở vùng má, trán, cằm và mũi. Tuy nhiên ở một số người có cơ địa nhạy cảm, tổn thương da có thể lan tỏa rộng sang vùng da đầu, tai và cổ.

Triệu chứng khi da mặt bị dị ứng

Một số triệu chứng dị ứng trên da mặt: 

  • Da mặt nổi các mụn li ti
  • Xuất hiện những mảng hồng ban đỏ, mụn nhọt và mụn nước gây khó chịu
  • Trên da nổi lên những nốt sẩn màu hồng hay trắng đi kèm ngứa ngáy
  • Da trở nên khô ráp, tróc vảy và đồng thời khiến da bị sạm đen do sắc tố da tăng
  • Nếu dị ứng kéo dài khiến da khô, nhăn, xuất hiện đốm nâu
  • Hiện tượng sốc phản vệ rất hiếm gặp, nó khiến cơ thể cảm thấy khó thở, buồn nôn,…nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến các giác quan khác.

Các nguyên nhân gây dị ứng mặt

  • Dị ứng theo mùa

Thời tiết quá nóng, quá lạnh hoặc thay đổi đột ngột là nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng da mặt. Ngoài ra dị ứng thời tiết còn gây phát ban và nổi mề đay ở tay, chân, cổ và ngực. Một số trường hợp còn đi kèm với triệu chứng sổ mũi, ho, nghẹt mũi, ngứa họng,…

  • Động vật và côn trùng

Khi tiếp xúc với lông, dịch tiết và tế bào của động vật bạn cũng có khả năng bị dị ứng da mặt.  Phản ứng khi bị dị ứng do động vật có thể nổi mề đay và phát ban. Phát ban nổi nhiều trên cổ và mặt của bạn. 

  • Viêm da tiếp xúc

Bạn có thể bị nổi mẩn đỏ hoặc nổi mề đay, dị ứng trên mặt nếu bạn chạm vào một chất mà cơ thể bạn coi là chất gây dị ứng. Loại phản ứng dị ứng này được gọi là viêm da tiếp xúc . Chất gây dị ứng có thể bao gồm: mỹ phẩm, bột giặt, nước hoa, phấn hoa… 

  • Món ăn

Dị ứng thức ăn được định nghĩa là phản ứng của hệ miễn dịch khi cơ thể nhận diện sai lầm một loại thực phẩm là có hại. Bệnh có 2 dạng là cấp tính và mãn tính, cấp tính thì thời gian xảy ra bệnh rất đột ngột còn mãn tính sẽ kéo dài trong một thời gian khá lâu. Những biểu hiện của bị dị ứng thức ăn cấp tính có thể dẫn đến hậu quả là sốc phản vệ gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.

  • Bệnh chàm

Bệnh chàm thường tái phát theo từng đợt, khó nắm bắt và điều trị. Thời điểm mùa hè, nóng ẩm mưa nhiều, bệnh dễ xuất hiện với những triệu chứng dai dẳng, khó chịu vô cùng.

  • Sốc phản vệ

Sốc phản vệ là tai biến dị ứng nghiêm trọng, có thể gây tử vong. Sốc phản vệ có thể xảy ra sau vài giây hoặc vài phút sau khi tiếp xúc với chất khiến người bệnh bị dị ứng, không những chỉ gặp ở trẻ nhỏ mà còn gặp ở người lớn nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.

Dị ứng da mặt bao lâu thì khỏi?

Dị ứng da mặt bao lâu thì khỏi? Theo các chuyên gia da liễu, dị ứng da mặt có thể tự khỏi nếu biết cách chăm sóc da lý nhưng thời gian khỏi bệnh có thể kéo dài, rất khó để kiểm soát. Bạn cần phải tìm cách chữa trị đúng cách giúp khắc phục các triệu chứng bùng phát dị ứng sớm nhất.

Dị ứng da mặt bao lâu thì khỏi?

Dị ứng da mặt bao lâu thì khỏi? Phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và được chia thành nhiều trường hợp khác nhau:

  • Trường hợp bệnh nhẹ: Dị ứng da mặt có phần ít nghiêm trọng, do đó cần phải ngưng tiếp xúc ngay với các chất dễ gây kích ứng. Nếu bạn có những phương pháp chăm sóc da đúng cách thì các triệu chứng dị ứng sẽ giảm thiểu và phục hồi sau 1-2 tuần.
  • Trường hợp nặng: Các phản ứng trên mặt nổi mẩn mạnh mẽ khiến cho làn da bị tổn thương nghiêm trọng và khiến cho thời gian điều trị kéo dài hơn.
  • Trường hợp biến chứng: Việc điều trị bệnh sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Tuy nhiên, kiên trì điều trị thì các triệu chứng cũng dần dần được cải thiện.

Dị ứng da mặt bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố?

Cách chăm sóc da:Chăm sóc da đúng cách sẽ giúp làm giảm các triệu chứng dị ứng khó chịu trên da, bên cạnh đó hạn chế các tác nhân gây hại tấn công và khiến cho làn da ít bị kích ứng. Chẳng hạn như:

+ Rửa mặt thật sạch với nước để loại bỏ bã nhờn và các tác nhân gây dị ứng bám trên da.

+ Ngưng dùng tất cả các loại mỹ phẩm cho tới khi da lành lại hoàn toàn, chỉ dùng lại mỹ phẩm khi bạn test tìm ra được tác nhân gây dị ứng.

+ Dùng các loại mặt nạ chăm sóc da, nuôi dưỡng phục hồi làn da tổn thương. Chủ yếu nên dùng các loại nguyên liệu thiên nhiên giảm các chất độc hại kích ứng da như: mặt nạ bơ, chuối, mật ong, yến mạch,…

– Cách điều trị dị ứng da mặt: Có thể dùng các biện pháp chăm sóc da mặt một cách khoa học như dùng thuốc chống dị ứng theo chỉ định của bác sĩ, thuốc kháng viêm, các thuốc vitamin tăng cường sức đề kháng cải thiện bệnh dị ứng. Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ là an toàn nhất.

– Tùy thuộc vào cơ địa mỗi người: Mỗi người có hệ miễn dịch khác nhau hoàn toàn, do đó thời gian khỏi bệnh dị ứng da mặt cũng tùy thuộc một phần vào yếu tố cơ địa. Để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, trong thời gian bị viêm da dị ứng người bệnh nên bổ sung đầy đủ vitamin C, E bằng các loại rau, củ quả thiên nhiên. Tăng cường cung cấp nước để quá trình đào thải nhanh chóng, giúp loại bỏ các tác nhân gây kích ứng.

– Ngăn ngừa các tác nhân dị ứng tiếp tục bùng phát: hạn chế tiếp xúc với nguồn nước bẩn, ánh nắng mặt trời, sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, tiếp xúc với phấn hoa, dị nguyên,…

– Kiêng kỵ đúng cách: Trong thời gian bị dị ứng cơ địa thì kiêng kỹ những gì không nên dùng cũng tác động tích cực tới việc giúp bệnh nhanh khỏi. Cần hạn chế một số thói quen làm tổn thương da dị ứng nặng hơn như: không ăn thực phẩm dễ dị ứng như hải sản, thịt bò, thịt gà, nhộng tằm hoặc các thức uống bia rượu, tiếp xúc với nguồn không khí bị ô nhiễm,…

Cách chữa dị ứng da mặt

Thông thường, những đợt dị ứng nhẹ có thể tự khỏi sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu bạn đã áp dụng các biện pháp xử lí ban đầu khi bị dị ứng mà tình trạng thương tổn vẫn không giảm bớt, bạn cần đến các phương pháp chữa dị ứng da mặt để cắt cơn dị ứng. Một số cách để làm giảm dị ứng trên mặt

1. Chữa dị ứng da mặt bằng thuốc Tây

 

Có nhiều loại thuốc Tây giúp bạn kiểm soát tình trạng dị ứng da mặt, giảm ngứa và các dấu hiệu thương tổn ngoài da. Một số loại thuốc thường được chỉ định cho các trường hợp dị ứng da mặt cũng như một số dạng dị ứng khác bao gồm:

  • Nhóm các thuốc histamin kháng dị ứng
  • Nhóm kháng sinh chống nhiễm khuẩn
  • Nhóm corticoid chống viêm sưng
  • Nhóm vitamin tăng sức đề kháng cho da

Chính vì vậy những loại thuốc Tây này thường chỉ sử dụng để cắt triệu chứng trong từng đợt ngắn, ít khi dùng kéo dài để hạn chế tác dụng phụ. Một số loại thuốc có thể được mua khá dễ dàng không cần kê đơn, tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có chỉ định phù hợp, tránh tự ý sử dụng để không gặp phải tác dụng phụ đáng tiếc.

2. Chữa dị ứng da mặt bằng các mẹo dân gian

Một số phương pháp phổ biến gồm có:

# Dùng nha đam chữa dị ứng da mặt

Nha đam hay lô hội (aloe vera) là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, ngoài ra còn được biết đến từ lâu với công dụng chăm sóc da, cải tạo tình trạng da thương tổn, giảm sưng, kháng khuẩn, chống viêm do dị ứng và cắt cơn ngứa khá tốt. Trong thành phần của nha đam có rất nhiều acid amin thiết yếu, các enzym, vitamin, đặc biệt là Salicylic Acid, Saponin và Sterol, rất có lợi trong việc kháng khuẩn, giảm đau, giảm dị ứng. Cách dùng nha đam chữa dị ứng theo kinh nghiệm dân gian khá đơn giản.

Dùng nha đam chữa dị ứng da mặt

  • Rửa sạch lá nha đam sau đó gọt bỏ phần vỏ, giữ lại phần gel bên trong
  • Tán nhuyễn gel nha đam với muỗng sạch, cho vào chén
  • Rửa sạch tay với xà phòng
  • Thoa gel nha đam trực tiếp lên vùng da mặt bị dị ứng
  • Để nguyên khoảng 15 phút để làm dịu vùng da thương tổn sau đó rửa lại với nước sạch, mát
  • Có thể áp dụng vài lần trong đợt dị ứng để vừa giảm triệu chứng, vừa bổ sung độ ẩm tự nhiên cho làn da

#  Lá hẹ

Y học cổ truyền xếp hẹ vào nhóm thực phẩm giúp giải độc, giảm sưng phù, tiêu đờm, lợi tiểu. Dùng lá hẹ có thể giúp giải độc tố, làm dịu da cũng như giảm các phản ứng quá mẫn. 

  • Lá hẹ rửa sạch sau đó ngâm với nước muối pha loãng khoảng 5 phút rồi rửa lại với nước
  • Hẹ cắt thành từng khúc khoảng 2 – 3cm sau đó cho vào nồi đun sôi với 1/2 lít nước
  • Sau khi đun khoảng 10 phút, nước sôi thì tắt bếp, để cho nước nguội và lấy nước uống để giảm tình trạng dị ứng, ngứa ngáy ngoài da.
  • Có thể áp dụng cách này vài lần trong suốt đợt dị ứng để cải thiện tình trạng da

# Cách chữa dị ứng da mặt bằng bạc hà

Lá bạc hà (Mentha arvensis L.) là một trong nhưng loại lá có nhiều tác dụng tốt cho làn da, tốt cho người bị cảm mạo, phong nhiệt, đau họng, đau đầu, viêm mũi, nổi mề đay mẩn ngứa, dị ứng, da mặt bị ngứa… Các tinh dầu trong bạc hà như mentol, camphen, limonen có tác dụng rất tích cực trong việc kháng khuẩn khử khuẩn. 

Cách chữa dị ứng da mặt bằng bạc hà

  • Lá bạc hà rửa sạch sau đó để ráo
  • Rửa tay thật sạch
  • Giã nát lá bạc hà và thoa nhẹ nhàng lên da mặt để các tinh dầu trong lá bạc hà có thể tiêu diệt được vi khuẩn trên da, làm giảm tình trạng mẩn đỏ, dị ứng
  • Sau khi thực hiện rửa lại lần nữa với nước cho thật sạch

Dị ứng da mặt cần tránh những điều sau: 

Dị ứng da mặt muốn nhanh khỏi, bệnh nhân cần phải làm những điều sau:

  • Không được gãi trên vùng da đang bị ngứa. Vì càng gãi sẽ càng gây ngứa hơn.
  • Dùng các loại thảo dược thiên nhiên như lá chè để nấu lấy nước rửa mặt hàng ngày 2 lần/ ngày vào sáng vào mỗi buổi tối.
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin E, C, A tốt cho da, uống nhiều nước lọc hoặc nước ép từ hoa quả giúp giữ ẩm cho da ngăn ngừa tình trạng da khô,…
  • Tuyệt đối ngưng ngay không được sử dụng bất kì một loại mỹ phẩm làm đẹp nào không rõ nguồn gốc hoặc đã rõ nhưng các thành phần lại gây dị ứng với da, đặc biệt là sữa rửa mặt.
  • Giữ gìn vệ sinh da sạch sẽ mỗi ngày, tránh tiếp xúc với các tác nhân gây ô nhiễm như khói bụi, nguồn nước, thuốc nhộm tóc,…
  • Hãy đến ngay những cơ sở chuyên khoa điều trị dị ứng da đảm bảo uy tín, chất lượng.

https://ift.tt/39bqQNa

Nguồn bài viết: Dị ứng da mặt bao lâu thì khỏi? Giải pháp làm giảm tình trạng da ửng đỏ



source https://www.vietskin.vn/di-ung-da-mat-bao-lau-thi-khoi/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

10 Lý do chính khiến da mặt bị đỏ rát và ngứa

Cách nhận biết và phân biệt bệnh ghẻ ngứa với bệnh khác