Bệnh vảy nến có chữa được không nếu kiên trì điều trị?

Bệnh vảy nến có chữa được không nếu kiên trì điều trị?
VIETSKIN

Bệnh vảy nến có chữa được không? Đây là nỗi băn khoăn của rất nhiều người khi mới bắt đầu hoặc trong quá trình điều trị vảy nến. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó.

Bệnh vảy nến là gì? Bệnh vảy nến có chữa được không? 

Bệnh vẩy nến là một tình trạng da bị tăng tốc độ phân chia của các tế bào da. Nó khiến các tế bào chết bị tích tụ nhanh chóng trên bề mặt da. Các tế bào da thừa hình thành vảy và các mảng đỏ gây ngứa và đôi khi đau đớn.

Bệnh vảy nến là một bệnh da liễu mãn tính, tiến triển từng đợt và dai dẳng suốt đời. Tỷ lệ mắc bệnh là 2-3% dân số tùy khu vực, nam/nữ ngang nhau. 

Hiện tại, nguyên nhân sinh ra bệnh vẫn chưa được xác định cụ thể. Các nhà khoa học cho rằng vảy nến  là do rối loạn miễn dịch, có yếu tố di truyền. Vì thế, bệnh vảy nến có chữa được không? Câu trả lời là: Không thể chữa khỏi dứt điểm. Bệnh rất dễ tái phát nhiều lần. Vảy nến làm cho người bệnh thiếu tự tin khi tiếp xúc với mọi người và đôi khi là cảm thấy sợ chính bản thân mình. Người bệnh mang các vảy da màu trắng bạc luôn bong tróc liên tục.

Vảy nến xảy ra với mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính. Bệnh xuất hiện ở mọi vùng da trên cơ thể, nhiều nhất là ở da đầu. Nhiều trường hợp nặng bị vảy nến toàn thân, khó điều trị.

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến

Đến nay, nguyên nhân chính xác của bệnh vảy nến vẫn chưa được làm sáng tỏ, thậm chí nhiều nhiều lầm tưởng với bệnh tổ đỉa. 

Hiện nay, bệnh được coi là bệnh lý hệ thống do có liên quan đến các hội chứng chuyển hóa khác như béo phì, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và kháng insulin…

Vảy nến là bệnh thông thường có biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất, chiếm khoảng 90%. Bệnh đặc trưng bởi sẩn, mảng đỏ tươi ranh giới rõ, trên có nhiều vảy trắng dễ bong, phấn bố đối xứng, kích thước khác nhau từ vảy nến thể giọt, vảy nến thể đồng tiền, vảy nến thể mảng. 

Nhiều năm trở lại đây, nhiều nhà khoa học đã đưa ra các luận điểm về việc bệnh vảy nến xuất phát từ tình trạng rối loạn miễn dịch, yếu tố di truyền do gen và nhiều yếu tố khác tác động. Cụ thể:

  • Yếu tố di truyền: Là nguyên nhân gây vảy nến chiếm đến 29,8% trong tổng số nguyên nhân. Trong đó, gen gây bệnh nằm trên nhiễm sắc thể số 6 và gen này sẽ bị kích hoạt gây bệnh dưới nhiều yếu tố tác động như căng thẳng thần kinh, nhiễm khuẩn, nghiện rượu hay do chấn thương cơ học.
  • Căn thẳng, stress: Đây là yếu tố dẫn đến việc kích hoạt bệnh, làm cho bệnh bùng phát nhanh mạnh hơn. Vì thế, người bệnh nên hạn chế việc lo lắng quá mức.
  • Nhiễm khuẩn: Liên cầu khuẩn cùng nhiều yếu tố nhiễm khuẩn khu trú khác có mối liên quan mật thiết đến quá trình phát triển của bệnh vảy nến. Bên cạnh đó, bệnh do một số loại virus, virus ARN có men sao mã ngược, tạo ra các phức hợp miễn dịch bất thường.
  • Chấn thương ngoài da: Nguyên nhân gây bệnh vảy nến này chiếm 14%. Chấn thương cơ học vật lý, tạo điều kiện cho các yếu tố vi khuẩn bên ngoài tấn công gây bệnh vảy.
  • Tình trạng rối loạn chuyển hóa: Thường là rối loạn chuyển hóa đạm hoặc đường.
  • Rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ: Khi nội tiết tố bị rối loạn rất dễ gây ra các bệnh về da như vảy nến, viêm da cơ địa hay nổi mề đay.

Triệu chứng bệnh vảy nến cần lưu tâm

Các loại vảy nến thường gặp: 

  • Vảy nến thông thường
  • Vảy nến thể mủ
  • Đỏ da toàn thân vảy nến
  • Viêm khớp vảy nến

Bệnh vảy nến đặc trưng bởi các đặc điểm sau:

  • Khi bị vảy nến, bề mặt da bệnh nhân sẽ xuất hiện các vệt màu đỏ, có phủ một lớp vảy màu trắng đục như màu xà cừ. Khi bệnh nhân cạy vảy ra thấy lớp sừng dày với nhiều lớp xếp chồng lên nhau, dễ bong tương tự như giọt nến, vụn phấn trắng rơi tả tơi. Số lượng vảy dày lên ngày càng nhiều, hết lớp này đến lớp khác.
  • Kích thước của các vết vảy nến trong khoảng 1-20cm (đường kính) hoặc có thể lớn hơn.
  • Vảy nến ban đầu thường bùng phát ở vùng da hay cọ xát như khuỷu tay, mông, đầu gối, vùng da xương cùng hoặc rìa tóc, sau đó có thể xuất hiện khắp người.
  • Móng: vảy nến có đến 40% biểu hiện bệnh qua móng tay, chân. Khi đó, móng tay, chân xuất hiện màu vàng đục, nhiều chấm rỗ trên bề mặt, móng thường dày nhưng dễ mủn và gãy.
  • Viêm khớp: Tùy từng thể bệnh mà tình trạng tổn thương tại khớp cũng khác nhau. Thông thường, có khoảng 2% người bệnh có tổn thương khớp (tại gối, cột sống) ở vảy nến thể nhẹ (chỉ có tổn thương da khu trú). Trong khi đó, gần 20% người bệnh bị cứng khớp, biến dạng khớp, viêm khớp mãn tính, đi lại khó khăn… nếu mắc bệnh nặng.

Bệnh vảy nến có chữa được không? hay chỉ làm bệnh thuyên giảm?

Bệnh vảy nến có chữa được không? hay chỉ làm bệnh thuyên giảm?

Bệnh vảy nến có mối quan hệ mật thiết với các bệnh lý khác như béo phì, tim mạch, gan nhiễm mỡ và một số chứng bệnh chuyển hóa. Chứng bệnh này còn ảnh hưởng không nhỏ đến hệ xương khớp, khiến người bệnh có cảm giác đau đớn, cứng khớp, thậm chí là biến dạng và mất chức năng vận động vĩnh viễn.

Vảy nến là một bệnh lý mãn tính, triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện lâu dài theo từng đợt. Trong quá trình điều trị, nhiều trường hợp mắc bệnh có thể sẽ khỏi trong một thời gian, nhưng có trường hợp sẽ tái đi tái lại nhiều lần theo chu kỳ một năm. Bởi vậy, việc điều trị vẩy nến đòi hỏi sự kiên trì của cả bệnh nhân và bác sĩ phối hợp để tìm ra giải pháp tốt nhất, phù hợp nhất với cơ địa của người bệnh.

Bệnh vảy nến có lây không?

Những biểu hiện của bệnh vảy nến trông có vẻ đáng sợ khiến nhiều người lo ngại về khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì bệnh vảy nến không phải là một bệnh lý có khả năng lây nhiễm qua đường tiếp xúc.

Cơ chế hoạt động của chứng bệnh vảy nến là khi lớp thượng bì da bị kích thích, hoạt động tổng hợp ADN và phân chia tế bào sẽ bị tăng đột biến, khiến chu kỳ chuyển tế bào từ đáy đến lớp sừng diễn ra nhanh hơn người bình thường gấp 10 lần. Điều này khiến các tế bào trên da bị chết đi, dẫn tới hiện tượng đóng vảy.

Bệnh vảy nến không phải do vi khuẩn hay virus tạo ra nên không có khả năng lây lan. Bệnh này xảy ra do hệ miễn dịch bị rối loạn. Do đó, bệnh không có khả năng lây nhiễm qua đường tiếp xúc, ăn uống hay sinh hoạt chung.

Vảy nến có nguy hiểm không?

Các bác sĩ da liễu đã khẳng định: vảy nến là một bệnh không lây, không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Tuy nhiên, đây lại là một bệnh dai dẳng, mạn tính và khó điều trị do bệnh tiến triển lâu dài thành nhiều đợt. Bệnh cũng có thể ổn định và khỏi trong một thời gian sau khi được điều trị kiên trì đúng cách. Nhưng nếu người bệnh không duy trì chế độ điều trị và sinh hoạt đúng, thì bệnh rất dễ tái phát trở lại.

Vì thế, bệnh nhân phải phối hợp chặt chẽ với bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị tối ưu nhất.

Ngoài ra, vảy nến còn có liên quan đến tim mạch, tình trạng gan nhiễm mỡ, cân nặng hay các bệnh sinh ra do rối loạn chuyển hóa. Bệnh nhân cần phải lưu ý điều này.

Cách phòng ngừa vảy nến

Để phòng ngừa bệnh vảy nến, cần duy trì thực hiện các biện pháp sau:

  • Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tắm và thay đồ hằng ngày
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm để cung cấp nước cho da, giúp da luôn mềm mại và khỏe mạnh. Đây không chỉ là biện pháp phòng tránh vảy nến mà còn chống lại các bệnh da liễu khác.
  • Uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, chứa nhiều vitamin C, vitamin A…
  • Ăn uống đủ chất để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, xà phòng bằng cách đeo găng tay, mặc đồ bảo hộ.
  • Vận động hàng ngày để tăng cường thể lực.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế căng thẳng, stress quá mức – một tác nhân dẫn đến gia tăng bệnh vảy nến.

https://ift.tt/2icBPB3

https://ift.tt/2KAtHFD

 

Nguồn bài viết: Bệnh vảy nến có chữa được không nếu kiên trì điều trị?



source https://www.vietskin.vn/benh-vay-nen-co-chua-duoc-khong/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

10 Lý do chính khiến da mặt bị đỏ rát và ngứa

Cách nhận biết và phân biệt bệnh ghẻ ngứa với bệnh khác

Dị ứng da mặt bao lâu thì khỏi? Giải pháp làm giảm tình trạng da ửng đỏ