Mề đay mãn tính tự phát là gì và biểu hiện lâm sàng

Mề đay mãn tính tự phát là gì và biểu hiện lâm sàng
VIETSKIN

Mề đay mãn tính tự phát là gì?

Mề đay mãn tính tự phát (Chronic spontaneous urticaria) thuộc nhóm mề đay mãn tính không do tác nhân dị ứng từ bên ngoài hay các bệnh lý cụ thể gây ra, do vậy còn có tên gọi khác là mày đay mạn tính vô căn (chronic idiopathic urticaria). Mề đay mãn tính tự phát chiếm đến 80% mề đay mạn tính.

Mề đay mãn tính tự phát

Tổn thương da trên lâm sang đặc trưng bởi các sẩn phù có quầng dỏ bao quanh, tổn thương có nhiều kích cỡ khác nhau, thường trở thành các dát đỏ đơn thuần sau khi dùng kháng histamin. Mề đay mãn tính tự phát có thể có hoặc không kèm theo phù mạch.

Biểu hiện lâm sàng

  • Tổn thương da: Sẩn phù nhạt màu hoặc đỏ, có quầng đỏ xung quanh giống với mề đay điển hình. Tổn thương da xuất hiện và mất đi trong 24 giờ, kéo dài hầu như liên tục >6 tuần. Phù mạch có thể xuất hiện ở da, niêm mạc: môi, mắt, má, bàn tay, bàn chân
  • Triệu chứng cơ năng: Ngứa luôn luôn đi kèm tổn thương da và phù mạch
  • Khác với mề đay mạn tính cảm ứng (tổn thương da xuất hiện khi có các kích thích vật lý hoặc không vật lý), mề đay mạn tính tự phát xuất hiện không báo trước, hầu như liên tục, không xác định được yếu tố gây kích thích và khởi phát.

Các yếu tố liên quan

Mặc dù hơn 50% mề đay mãn tính tự phát không tìm được nguyên nhân, một số yếu tố liên quan được tìm thấy, đặc biệt là các yếu tố miễn dịch – các tự kháng thể lưu hành trong máu được tìm thấy và nghiên cứu trong nhiều năm gần đây. Người ta xếp mày đay mạn tính tự phát có mang các yếu tố miễn dịch này thành một nhóm, gọi là mày đay mạn tính tự miễn.

Mày đay mãn tính tự miễn: Chiếm 25 – 55% mày đay mạn tính tự phát. Cơ chế liên quan giữa mày đay và các tự kháng thể lưu hành hiện còn chưa rõ ràng. Các bệnh lý tự miễn được cho là có liên quan đến mề đay mãn tính tự miễn bao gồm: lupus ban đỏ hệ thống, bệnh lý tuyến giáp tự miễn, cryoglobulin, phát ban sẩn ngứa ở phụ nữ có thai… 5 – 34% bệnh nhân mề đay mãn tính tự phát có kháng thể kháng giáp trạng dương tính và 5 – 10% mắc bệnh lsy tuyến giáp biểu hiện trên lâm sàng và xét nghiệm.

Các yếu tố khác:
Nhiễm ký sinh trùng đường ruột: giun lươn, Entamoeba, Entamoeba histolytica. Trong đó tỉ lệ bệnh nhân mề đay mãn tính tự phát có xét nghiệm huyết thanh dương tính với giun lươn chiếm tỷ lệ cao nhất.

Phương pháp điều trị

  • Mề đay mãn tính tự phát có thể được kiểm soát theo phác đồ như đối với mề đay mãn tính.
  • Kháng histamin H1 vẫn là lựa chọn hàng đầu, tăng liều hoặc kết hợp các thuốc khác: cyclosporin, dapson… nếu không kiểm soát được triệu chứng.
  • Omalizumab là lựa chọn tốt cho mề đay mãn tính tự phát, đặc biệt là mề đay mãn tính tự phát ít và không đáp ứng với kháng histamin.

Cách chữa mề đay mãn tính tự phát

Gần 50% mề đay mãn tính tự phát không đáp ứng với kháng histamin H1. Omalizumab là kháng thể đơn dòng kháng lại iIgE nhờ cơ chế liên kết với miền C3 của chuỗi nặng IgE gây ức chế liên kết IgE trên bề mặt tế bào mast và bạch cầu hạt ái kiềm

Điều trị bệnh có liên quan

  • Các bệnh nhân có kháng thể tự miễn lưu hành hoặc có biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh lý kèm theo cần được theo dõi và điều trị.
  • Tác dụng của thuốc điều trị bệnh lý tuyến giáp trên bệnh nhân mề đay tự miễn được báo cáo trong các nghiên cứu với tỉ lệ đáp ứng khác nhau. Các bệnh nhân có bệnh lý tuyến giáp rõ ràng trên lâm sàng có khả năng đáp ứng cao hơn.
  • Điều trị giun lươn, các kí sinh trùng đường ruột khác cũng được báo cáo đem lại hiệu quả điều trị mày đay mãn tính tự phát có xét nghiệm huyết thanh dương tính.

Mề đay mãn tính tự phát là bệnh lý tự giới hạn, bệnh có thể khỏi sau vài tháng đến vài năm tùy thuộc vào người bệnh. Việc điều trị bằng kháng histamin H1, omalizumab hay các thuốc khác đóng vai trò quan trọng cải thiện triệu chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bạn có thể quan tâm đến những chủ đề:

Nguồn bài viết: Mề đay mãn tính tự phát là gì và biểu hiện lâm sàng



source https://www.vietskin.vn/me-day-man-tinh/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

10 Lý do chính khiến da mặt bị đỏ rát và ngứa

Cách nhận biết và phân biệt bệnh ghẻ ngứa với bệnh khác

Dị ứng da mặt bao lâu thì khỏi? Giải pháp làm giảm tình trạng da ửng đỏ