Bị bệnh viêm nang lông có chữa được không?

Bị bệnh viêm nang lông có chữa được không?
VIETSKIN

Viêm nang lông khiến cho vùng da nổi mẩn đỏ, đôi khi chứa mủ trắng, ngứa ngáy, sưng tấy vô cùng khó chịu. Khi nang lông bị viêm ở vùng kín, sẽ gây ra cảm giác bức bối khó chịu. Còn nếu viêm ở vùng chân, tay, sẽ khiến thẩm mỹ giảm sút trầm trọng và gây ra cảm giác tự ti, mặc cảm cho người bệnh. Căn bệnh này đeo bám dai dẳng, vậy nên rất nhiều người thắc mắc không biết viêm nang lông có chữa được không.

1. Viêm nang lông có chữa được không?

Đây là căn bệnh nhức nhối dễ gây ra biến chứng nếu không điều trị đúng cách
Đây là căn bệnh nhức nhối dễ gây ra biến chứng nếu không điều trị đúng cách

Rất nhiều bệnh nhân cho rằng viêm nang lông không thể điều trị khỏi được, vì đã rất nhiều năm phải sống chung với căn bệnh này mà không có cách nào cải thiện. Tuy nhiên, bệnh kéo dài dai dẳng, tái phát liên tục là do điều trị chưa đúng cách, hoặc bệnh nhân chưa đủ kiên trì mà thôi.

Viêm nang lông có thể chữa khỏi được, cũng có thể phòng ngừa tái phát được. Chỉ cần bệnh nhân tích cực điều trị theo phác đồ mà bác sĩ da liễu đã tư vấn. Trong trường hợp bệnh nhân tự ý thay đổi phương pháp điều trị, hoặc thay đổi liều lượng, loại thuốc chữa mà bác sĩ kê đơn, thì hiệu quả điều trị sẽ không rõ rệt.

Nhiều trường hợp vì không điều trị đúng như bác sĩ khuyến nghị, đã khiến cho da bị nhiễm trùng sâu, để lại sẹo vĩnh viễn. Với các ca bệnh bị viêm nang lông ở đầu, chữa không đúng cách còn gây ra rụng tóc vĩnh viễn. Bởi vậy, để thấy được hiệu quả chữa bệnh nhanh chóng nhất, bệnh nhân cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.

>>> Xem thêm: Bệnh viêm nang lông có nguy hiểm không?

2. Điều trị viêm nang lông như thế nào?

2.1. Sử dụng thuốc trị viêm nang lông

Các loại thuốc có công dụng ức chế vi khuẩn và kích thích tái tạo da mới
Các loại thuốc có công dụng ức chế vi khuẩn và kích thích tái tạo da mới

Bệnh viêm nang lông có chữa khỏi được không phụ thuộc rất nhiều vào cách sử dụng thuốc điều trị. Thông thường, nếu viêm nang lông gây nổi mẩn một vùng da, ngứa và châm chích nhẹ, bác sĩ sẽ kê hai loại thuốc điển hình là:

  • Dung dịch sát trùng betadin hoặc cồn iode.
  • Các loại kem hoặc mỡ kháng sinh như Fucidin, Bactroban,…

Chúng được sử dụng với mục đích ức chế vi khuẩn trên da, thúc đẩy nhanh quá trình tái tạo tại lớp sừng. Nhờ đó mà sau một thời gian sử dụng, vùng da bị viêm nang lông sẽ bong tróc nhẹ. Các nốt thâm đỏ do viêm cũng sẽ mờ dần và biến mất.

Nếu như bệnh nặng, nang lông bị viêm sưng, mưng mủ, ngứa và châm chích nhiều thì bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh toàn thân có chứa β-lactamin, amoxillin, cephalosporin, cyclin, ciprofloxacin,…

Lưu ý: Khi dùng thuốc, cần tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không tự ý thay đổi loại thuốc và liều lượng, dễ sinh ra nhờn thuốc, khó chữa.

2.3. Cách chữa viêm nang lông từ tự nhiên

Một số nguyên liệu tự nhiên có thể hỗ trợ điều trị bệnh viêm nang lông
Một số nguyên liệu tự nhiên có thể hỗ trợ điều trị bệnh viêm nang lông

Các phương pháp tự nhiên thường được truyền miệng như dùng muối, chanh, dầu dừa,… hầu như sẽ không đem lại hiệu quả trị viêm nang lông. Bởi ảnh hưởng của các nguyên liệu này với ổ viêm quá nhẹ, chỉ có thể tẩy da chết nhẹ nếu bệnh nhân thực sự kiên trì, thực hiện trong thời gian dài. Vì thế, người bệnh chỉ nên áp dụng các liệu pháp thiên nhiên này song song với việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Nhằm hỗ trợ hiệu quả điều trị tốt hơn, nhanh chóng hơn.

Các cách chữa bằng tự nhiên cũng khá đơn giản. Tất cả các nguyên liệu kể đến như muối, chanh, dầu dừa, nha đam,… dùng đắp hoặc chà xát lên vùng nang lông bị viêm hàng ngày là được. Tuy nhiên, trước khi thực hiện, cần phải có sự cho phép của bác sĩ da liễu để tránh không gây ra bội nhiễm.

3. Viêm nang lông có phải bệnh mãn tính không?

Bệnh kéo dài dai dẳng, khó chữa được xem là bệnh mãn tính
Bệnh kéo dài dai dẳng, khó chữa được xem là bệnh mãn tính

Đây là một căn bệnh cấp tính và mãn tính. Khi mới khởi phát, bệnh kéo dài chưa quá 6 tháng thì được coi là bệnh cấp tính. Nếu điều trị kịp thời và đúng cách thì sẽ khỏi hẳn. Còn nếu bệnh kéo dài quá 6 tháng mà các phương pháp điều trị Tây y không còn đáp ứng được nữa thì được xem là bệnh mãn tính. Bệnh sẽ kéo dài dai dẳng, thậm chí bùng phát, nổi cơn ngứa sau một thời gian không ổn định. Bởi vậy, cần điều trị ngay khi có những biểu hiện đầu tiên của viêm nang lông. Tránh chủ quan không chữa sẽ khiến bệnh chuyển biến thành mãn tính.

4. Khi điều trị viêm nang lông cần lưu ý gì?

Giữ vệ sinh vùng da sạch sẽ để tránh vi khuẩn xâm nhập
Giữ vệ sinh vùng da sạch sẽ để tránh vi khuẩn xâm nhập

Không chỉ quan tâm đến viêm nang lông có chữa được không, những thói quen trong sinh hoạt hàng ngày cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Bởi vậy, bệnh nhân cần lưu ý những điều sau để hiệu quả chữa trị viêm nang lông được thành công hơn:

  • Luôn vệ sinh sạch sẽ vùng da bằng các sản phẩm lành tính (Hỏi tư vấn của bác sĩ để chọn được loại dược mỹ phẩm an toàn)
  • Sử dụng quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt để tránh cọ xát vào vùng da bị viêm nang lông.
  • Sau khi đổ mồ hôi, cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ để không cho vi khuẩn xâm nhập thêm vào vùng nang lông bị viêm.
  • Tuyệt đối không gãi, cào, chà xát lên vùng da bị viêm nang lông, sẽ khiến cho vi khuẩn lây lan, bội nhiễm sâu và để lại sẹo.
  • Tuyệt đối không cạo lông, nhổ lông ở những vùng da bị viêm.

Viêm nang lông có chữa được không là thắc mắc của không ít bệnh nhân. Đây là căn bệnh da liễu gây nhiều nhức nhối và mặc cảm. Nhưng không nên vì thế mà e ngại không điều trị sớm. Cần tìm đến bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị sớm thì bệnh sẽ khỏi sớm và không để lại nhiều biến chứng. Còn nếu chần chừ không chữa trị, để vùng da viêm lâu, mưng mủ thì sẽ khó chữa và nguy cơ để lại sẹo là rất cao.

Nguồn bài viết: Bị bệnh viêm nang lông có chữa được không?



source https://www.vietskin.vn/viem-nang-long-co-chua-duoc-khong/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

10 Lý do chính khiến da mặt bị đỏ rát và ngứa

Cách nhận biết và phân biệt bệnh ghẻ ngứa với bệnh khác

Dị ứng da mặt bao lâu thì khỏi? Giải pháp làm giảm tình trạng da ửng đỏ